Quá trình mua bán máy tính cũ không hề đơn giản. Nếu bạn không biết cách kiểm tra thiết bị này thì rất dễ bị “tiền mất tật mang” hoặc bán bị “hớ”. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những mẹo kiểm tra máy tính cũ khi mua. Những tip này bạn có thể áp dụng cho nhiều thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, laptop và cả case máy tính đã mua trước đó.
Kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng của thiết bị
Dù bạn mua bán máy tính cũ hay mới thì việc kiểm tra cấu hình của chúng là rất cần thiết. Bạn cần quan tâm tới vấn đề RAM, dung lượng ổ cứng hay chip có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không. Có khá nhiều cách có thể giúp bạn kiểm tra được cấu hình của máy, bạn có thể đánh giá thiết bị qua lệnh trên máy hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ đều được.
Kiểm tra thông tin phần cứng của thiết bị
Chu ý kiểm tra tổng thể bề ngoài, khớp nối của laptop
Trước khi mua
máy tính cũ, bạn cần cẩn thận kiểm tra toàn thể bề mặt ngoài của laptop. Bạn hãy chú ý xem có vết nứt vỡ nào không. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát những cạnh viền xem chúng có ghép sát không, có hở vị trí nào không, các góc cạnh máy hoặc khu vực bản lề cùng cần lưu ý.
Phần khớp nối màn hình với thân máy cũng cần kiểm tra kỹ. Nếu khớp nối bị lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng tới màn hình, khiến bộ phận này rất khó di chuyển. Bên cạnh đó, bạn nên để ý xem cổng kết nối của laptop có bị biến dạng không, có bị mất không.
Kiểm tra màn hình của thiết bị cũ bạn định mua
Bạn hãy quan sát bề mặt của chiếc máy tính cũ mà bạn lựa chọn xem có bị trầy xước hoặc vỡ không. Nếu là vết xước mờ thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu màn hình xước nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng tới dữ liệu trong máy.
Kiểm tra kỹ màn hình của thiết bị bạn chọn mua
Tiếp theo là bước test thử màn hình, kiểm tra điểm chết. Điểm chết trên màn hình được hiểu là những đốm nhỏ hoặc những vệt sáng bất thường. Những vết này cực kỳ quan trọng đối với những ai sử dụng máy vào việc thiết kế đồ họa.
Xem xét tới tình trạng bàn phím của máy tính cũ
Để mua bán máy tính cũ chất lượng, những vấn đề liên quan tới tình trạng bàn phím cũng rất quan trọng, bởi vì những chiếc
máy tính chơi game hoặc máy tính văn phòng thì các thao tác với bàn phím thường được sử dụng rất nhiều dẫn đến tình trạng hư hỏng bàn phím. Bạn hãy kiểm tra tổng thể bàn phím xe có phím nào bị liệt không bằng cách thử gõ một đoạn văn bản trên máy tính với tất cả các phím.
Xem xét kỹ tình trạng bàn phím của thiết bị chọn mua
Các laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn để thực hiện các chức năng khác. Hoặc cách kiểm tra đơn giản hơn, bạn hãy cài đặt thử KeyboardTest và nhấn lần lượt từng phím. Phím màu xanh là đã ổn, phím lỗi hoặc bị kẹt sẽ có màu đỏ.
Kiểm tra chuột khi mua bán máy tính cũ
Với những chiếc laptop cũ, chuột sẽ được tích hợp sẵn trên máy. Có thể bạn quen dùng laptop với chuột dây bên ngoài, nhưng việc di chuột vẫn còn hoạt động sẽ khiến giá trị của máy cao hơn. Bạn hãy thử chuột bằng cách kiểm tra chuột phải, trái, thanh trượt (nếu có).
Kiểm tra phần di chuột trên laptop cũ
Một số laptop có thể không sử dụng được chuột cảm ứng, hoặc xảy ra hiện tượng nhảy chuột. Đây là lỗi do adapter không được chuẩn, bạn cần đổi lại adapter khác để kiểm tra lại.
Trên đây là một vào hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện quá trình mua bán máy tính cũ an toàn, chất lượng hơn. Những thông tin trên sẽ là căn cứ để bạn đánh giá thiết bị mà mình đang chọn mua, hãy vận dụng chúng ngay nhé!
>>> Xem thêm: An Phát computer - địa chỉ mua máy tính cũ tốt nhất trên thị trường